14 giai đoạn tâm lý khi đầu tư tùy chọn nhị phân


Các nhà đầu tư thường trải qua một chuỗi các tâm lý khác nhau trong quá trình đầu tư tùy chọn nhị phân. Và hầu như rất ít người có thể chinh phục được những thành kiến trong tâm lý của chúng ta. Do đó, việc chuẩn bị trước cũng như dự đoán các tâm lý có thể xảy trong quá trình đầu tư sẽ có nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư mới. Qua 14 giai đoạn tâm lý khi đầu tư tùy chọn nhị phân này, các bạn sẽ hiểu được phạm vi của cảm xúc cũng như giúp chúng ta biết nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý khi giao dịch.

giai doan tam ly khi dau tu tuy chon

Lạc quan – Optimism

Các nhà đầu tư hầu hết đều bắt đầu với một tâm lý tích cực cũng như có niềm tin vào các quyết định của mình.

Kích Động –  Excitement

Mọi suy nghĩ của bạn sẽ khác đi và bạn bắt đầu hình dung được những gì đang xảy ra trên thị trường và bạn luôn giữ tâm lý và tin rằng mình sẽ thành công trong tương lai.

Phấn khích - Thrill

Vào thời điểm này, bạn sẽ cảm thấy rằng mình rất thông mình bởi bạn liên tục mang lại lợi nhuận cho bản thân. Và bạn rất tin tưởng vào hình thức đầu tư này cũng như chiến lược của bản thân mình.

Phấn chấn – Euphoria

Đây là thời điểm tối đa hóa lợi ích và rủi ro tài chính. Việc giao dịch của bạn tiếp tục mang lại những lợi nhuận dễ dàng và nhanh chóng. Nhà đầu tư bắt đầu bỏ qua các khái niệm cơ bản về rủi ro và chỉ mong đợi đến lợi nhuận.

Lo âu – Anxiety

Thị trường bắt đầu đảo ngược và nhà đầu tư mất đi một khoản tiền. Nhà đầu tư sẽ tiếp tục gắn bó với kế hoạch của mình để có thể “gỡ” lại mức lỗ.

Phủ nhận – Denial

Thị trường tiếp tục chuyển biến không như nhà đầu tư mong đợi. Họ nghĩ rằng bản thân mình đã làm điều gì đó không đúng, nhưng lại cho rằng các lựa chọn của mình vẫn đúng và nó mọi thứ sẽ được cải thiện trong thời gian ngắn.

E ngại – Fear

Gian đoạn này khiến nhà đầu tư nhận ra rằng mình không thông minh như mình nghĩ. Và niềm tin vào các kế hoạch trở nên mờ dần.

Tuyệt vọng – Desperation

Các khoản vốn đầu tư đã bị mất và bạn cảm thấy tuyệt vọng. Thời gian này, các nhà đầu tư thường không biết mình nên làm gì mà chỉ biết cố gắng làm bất cứ điều gì để có thể hòa vốn.

Sợ hãi – Panic

 Đây là cảm xúc tồi tệ nhất từ trước đến giờ. Bạn đang dần mất hết các ý tưởng và luôn chuẩn bị tâm lý đón nhận các mất mát tiếp theo. Nhà đầu tư sẽ không thể kiểm soát được bất cứ điều gì có thể xảy ra.

Bỏ cuộc – Capitulation

Bạn đã đạt mức thua lỗ cuối cùng và bạn quyết định bỏ cuộc với tất cả các kết hoạch đã làm.

Chán nản – Despondency

Sau khi ra khỏi thị trường đầu tư, nhà đầu tư cảm thấy không muốn giao dịch một lần nào nữa. Họ tin rằng hình thức này không phù hợp với họ và họ thường né tránh nó khi có ai nhắc đến. Tuy nhiên, đây là thời điểm đánh dấu cơ hội tối ưu hóa tài chính cho nhà đầu tư.

Buồn chán – Depression

Bạn không nhận ra rằng tại sao mình lại cảm thấy như vậy. Thời gian này, bạn sẽ bắt đầu nhìn lại và phân tích những gì đã trải qua trong quá trình đầu tư. Đây cũng chính là lúc bạn thực sự biết được mình sai điểm nào và rút ra được các bài học cũng như các kinh nghiệm từ sự thất bại đó.

Hi vọng – Hope

Cuối cùng, các nhà đầu tư cũng nhận thức được các chu kỳ chuyển động của thị trường và bắt đầu tìm kiếm cho mình các cơ hội tiếp theo cho mình.

Đầu tư lại – Relief

Sau khi bắt đầu lại và mang về lợi nhuận cho mình, các nhà đầu tư lấy lại niềm tin vào khả năng của mình và phát huy nó vào các lần giao dịch kế tiếp. Và các chu kỳ bắt đầu lại một lần nữa.
Mỗi nhà đầu tư đều trải qua các chu kỳ tâm lý khác nhau, và mô hình này là tổng hợp quá trình tâm lý của các nhà đầu tư một cách khách quan và phổ biến nhất. Nếu như nhà đầu tư xác định được các chu kỳ hay giai đoạn chúng ta trải qua, họ sẽ nắm bắt tốt cảm xúc cũng như có thể kiểm soát các tâm lý ảnh hưởng đến quyết định giao dịch của họ.