Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số trong đầu tư tùy chọn nhị phân

Theo định nghĩa, chỉ số được sử dụng để đo lường và theo dõi các hoạt động, chuyển biến của một số lĩnh vực kinh tế. Ví dụ, chỉ số CPI thường được dùng để đo các áp lực lạm phát trong nền kinh tế và thường gọi là phong vũ biểu của lạm phát. Các thành phần của chỉ số CPI thường bao gồm giá của một rổ hàng hóa thiết yếu hàng ngày của một gia đình điển hình. Hoặc các chỉ số chứng khoán, các chỉ số được thiết lập để hỗ trợ cho quá trình phân tích kỹ thuật như CCI, SAR, RSI,… Do đó, các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số rất quan trọng đến quá trình phân tích các chỉ số này.

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính trong vài thập kỷ qua đã cho thấy phần nào những lợi ích của các chỉ số được các nhà đầu tư áp dụng thành công. Vì vậy, tầm quan trọng của các chỉ số ngày càng cao và trở thành phương tiện hỗ trợ cho quá trình đầu tư. Tính trung bình, lợi nhuận với các chỉ số thị trường chứng khoán trong 10 năm qua là 77% và chỉ số IPC Mexico mang về tỷ lệ khổng lồ lên đến 535%. Do đó, không phải quá ngạc nhiên khi các nhà đầu tư muốn biết các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số thị trường.
Cần lưu ý, các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên trong và bên ngoài khác nhau. Thay vào đó, chúng ta sẽ nhìn vào các yếu tố cơ bản đằng sau sự chuyển động của các chỉ số thị trường.

Các yếu tố cơ bản

Yếu tố cơ bản trong việc phân tích các chỉ số là những yếu tố liên quan đến việc xác định lợi nhuận và khoản lỗ dựa vào tình hình công ty, lãi suất, lạm phát, thuế suất, giá cả của các yếu tố đầu vào như nguyên liệu, lao động, dầu,.. Khi lợi nhuận của công ty ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của một công ty, điều này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số thị trường. Các công ty có lợi nhuận có nhiều khả năng để tuyên bố cổ tức. Và kết quả là sẽ có nhiều người sẵn sàng đầu tư vào cổ phiếu của công ty đó, đẩy giá của nó lên với một hiệu ứng tương tự trên các chỉ số của công ty đó.
Chúng ta nên nhớ trong một nền kinh tế toàn cầu, các tin tức của một công ty cũng có thể ảnh hưởng đến các yếu tố bên trong và bên ngoài của một công ty. Và các công ty nhạy cảm hơn với các yếu tố bên ngoài hơn là bên trong. Ví dụ, một tỷ giá hối đoái cao sẽ rất thuận lợi cho việc nhập khẩu, nhưng lại là một tin xấu đối với các công ty xuất khẩu. Điều này làm cho sản phẩm của họ đắt hơn trên thị trường quốc tế, đồng nghĩa với việc công ty sẽ có doanh thu ít hơn, lợi nhuận ít hơn và các đầu tư vào cổ phiếu của công ty cũng sẽ ít hơn.
Yếu tố chính trị cũng có ảnh hưởng đến sự dao động của các chỉ số. Một ví dụ điển hình là ảnh hưởng từ cuộc tấn công Triều Tiên và báo cáo ca tử vong cúm gia cầm tại Trung Quốc vào chỉ số SET trong các giao dịch chứng khoán Thái Lan. Thời gian đó, chỉ số SET giảm 2,55% do sự bán tháo của các nhà đầu tư. Những lo ngại về tình trạng của nền kinh tế Mỹ cũng đã có lượng giảm đáng kể trong các chỉ số trên hầu hết các thị trường châu Á gần đây.
Như chúng ta đã thấy, các nhà đầu tư muốn có một thành công trong việc áp dụng chỉ số giao dịch phải có khả năng phân tích tin tức trên cả vi mô lẫn vĩ mô. Bởi vì có rất nhiều yếu tố liên quan và chúng ta không thể phân tích chỉ dựa vào một mẩu tin nhỏ mà không xem xét thị trường một cách khái quát.
Các đơn vị tiền tệ cũng làm ảnh hưởng không ít đến các chỉ số. Ví dụ, nếu đồng Yên giảm thì hàng hóa ở Nhật bản cũng giảm theo, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến lượng xuất khẩu của các công ty trong nước. Lúc này, các công ty thường sẽ bán giá cổ phiếu cao hơn để đủ lượng cổ phiếu và làm tăng các chỉ số Nikkei 225 cao hơn.
NEXT ARTICLE Next Post
PREVIOUS ARTICLE Previous Post
NEXT ARTICLE Next Post
PREVIOUS ARTICLE Previous Post